Tôi thức dậy vào lúc 6h sáng, sớm hơn 3 tiếng trước khi đi làm, và…vẫn đến muộn 10 phút. Chuyện này khá là bình thường. Tôi gần như lúc nào cũng đến muộn vài phút. Tất nhiên không phải việc nào cũng như vậy, nhưng tôi không tự cho là tôi có một lối đi khác người - chỉ đơn giản là chính tôi. Tôi dậy thật sớm và lấp thời gian trước khi lao đầu vào công việc bằng nhiều hoạt động: thể dục một chút, ăn sáng, cập nhật tin tức, mơ mộng trong khi đang mang giày,...

Lúc đó, tôi sẽ nhìn đồng hồ và thầm nghĩ "Oh, còn cả đống thời gian kìa". Một hay hai hoạt động nữa, thế là tôi chỉ còn 40 phút để đi làm trong khi phải mất 45 phút đi tới nơi làm việc. Cũng tương tự với từng việc một mà tôi làm và vẫn vậy khi tới mội buổi họp mặt xã giao nào đó. Tôi hình thành thói quen đến muộn, và cũng chẳng phải chỉ có mình tôi như thế.
Nhà tư vấn chiến lược Diana DeLonzor nhận định:
“Gần như tất cả người đến muộn thì làm gì cũng muộn - dù tốt dù xấu. Đáng ngạc nhiên là, trong những nghiên cứu được tiến hành trên những người đi muộn, vài chuyên gia lại tán thành giả thuyết sự chậm trễ được được gắn và được in sâu vào thùy não vào những người chậm trễ.”
Vì vậy, nếu bạn thường xuyên chậm trễ, tôi cảm thông với bạn và cũng đồng cảm với những lời phê bình chê trách mà bạn hay hứng. Tôi biết, là bạn không lười, không ngu ngốc, không khinh suất hay hống hách gì cả. Tôi biết là bạn không cố hạ thấp người khác bởi sự chậm chạp của mình.
Sự chậm trễ của bạn chỉ đơn giản là chuỗi tuần tự của tâm lý và tính cách - không hơn không kém. Tuy nhiên, điều này thì cũng có lợi ích tiềm tàng.
Thường thì người chậm trễ chẳng bao giờ hết hy vọng:

Họ là những người thực sự lạc quan hơn cả. Họ tin rằng mình có thể làm được nhiều việc trong thời gian có hạn hơn người khác và có khả năng làm nhiều việc cùng lúc. Đơn giản mà nói, họ tràn đầy hy vọng. Trong khi, điều này có thể khiến họ thiếu thực tế và kém ở khoản tính toán giờ giấc, nó cũng đền đáp lại cho họ ở mặt khác. Nhà nghiên cứu chỉ ra rằng người lạc quan có vô số ưu thế về sức khỏe sinh lý, từ việc giảm stress và nguy cơ xơ vữa động mạch tới tăng cường hệ miễn dịch.
Thêm nữa, hạnh phúc cũng liên quan tới tuổi thọ. Duy trì một cái nhìn tích cực cũng quan trọng trong thành công của đời người. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng cảm giác hạnh phúc gia tăng thành tựu, sáng tạo và hoạt động nhóm trong công sở. Điều này trở nên ý nghĩa hơn, khi một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học bang San Diego cũng kết nối sự chậm trễ với những người có khuynh hướng xuề xòa, dễ tính. Nói một cách khác, người chậm trễ không cáu bẳn bởi mấy chuyện nhỏ nhặt, họ chỉ tập trung vào bức tranh lớn và nhìn ra thế giới vô tận.
Quan điểm về đúng giờ khác nhau tùy nền văn hóa:

Chúng ta cũng nên chú ý rằng sự đúng giờ cũng chỉ là khái niệm tương đối. Thời gian và sự chậm trễ thì cũng khác theo từng nền văn hóa hay bối cảnh.
Ở Mỹ, chúng ta thường hiểu chậm trễ như sự xúc phạm hay là biểu hiện của sự thiếu đạo đức nghề nghiệp.
Khi đến muộn, mọi người cho là thời gian của người kia đáng giá hơn. Người Mỹ tin rằng thời gian là tiền và tiền là thời gian.
Ở Đức, vùng đất của năng suất làm việc vô tận, sự đúng giờ là cực kì quan trọng. Khi Tổng thống Nga V. Putin tới muộn trong buổi họp với Thủ tướng Đức C.A. Merkel, bà đã rời đi bởi vì đó là cách làm của người Đức.
Nếu bạn định du hí tới Tây Ban Nha, bạn sẽ thấy thời gian là yếu tố hoàn toàn khác. Người Tây Ban Nha sống theo giờ riêng biệt và nổi tiếng bởi ăn tối lúc 10h đêm.
Lướt xuống Mỹ Latin, bạn sẽ phát hiện ra sự đúng giờ cũng chẳng quan trọng lắm.
Điểm mấu chốt là, hãy làm mọi thứ theo cách của riêng ta (với nguy cơ bị sếp đuổi việc vì tội hay đi trễ). Chẳng sai khi khẳng định rằng sự chậm trễ cản trở phát triển kinh tế và thời gian biểu là thiết yếu để duy trì hiệu suất. Nhưng khi ta nhìn vào thực tế: khi nhân viên làm việc tăng ca nhiều hơn - trái lại, lại dẫn đến sản phẩm kém chất lượng hơn, thì khẳng định trên có vẻ sáo rỗng và vô tác dụng. Vừa sống trong môi trường tập thể lẫn cá thể, ta cần phải thấy được sự cân bằng lành mạnh giữa đúng và trễ giờ. Lịch trình rất quan trọng, nhưng đôi khi phá vỡ nó cũng chẳng khiến trái đất tận thế. Con người với khuynh hướng chậm trễ sẽ dừng lại và ngắm một đóa hoa, và người có thiên hướng đúng giờ có thể học một hay hai điều từ họ (và ngược lại). Cuộc sống không phải được lập trình từ đầu tới cuối. Dán bản thân vào thời gian biểu cũng chính là dấu hiệu của thiếu khả năng hưởng thụ. Sống trong hiện tại vô cùng quan trọng. Đôi khi, lợi ích đến nhiều hơn khi ta thuận theo dòng nước chảy.